Tin tức 2

Follow our blog and stay up to date.

6 điểm khác biệt chính giữa Metaverse và thực tế ảo

Vào tháng 10 năm 2021, Mark Zuckerberg thông báo rằng Facebook sẽ đổi tên thành Meta.

Meta là một tính từ có nghĩa là một đối tượng đang đề cập đến chính nó. Nhưng đồng thời, nó cũng là viết tắt của một thứ gọi là metaverse.

Thông báo này đã vấp phải sự tò mò, hoài nghi và câu hỏi hiển nhiên được đặt ra: “Chính xác thì metaverse là gì?” Nghe có vẻ metaverse khá giống như thực tế ảo.

Vậy metaverse khác gì so với thực tế ảo và bạn có cần thiết bị VR do Facebook sản xuất để truy cập nó không?

Sự khác biệt giữa Metaverse và thực tế ảo (VR) là gì?

Nếu bạn đã đọc qua những bài viết về metaverse, thì những điểm tương đồng giữa nó với thực tế ảo rất khó phủ nhận. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng.

Sau đây là 6 điểm khác biệt chính giữa thực tế ảo và metaverse.

1. Thực tế ảo được xác định rõ, Metaverse thì không

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa thực tế ảo và metaverse là trong khi VR hiện đã được hiểu rõ, thì metaverse thực sự vẫn còn rất mơ hồ.

Theo Mark Zuckerberg, metaverse là “một Internet hiện thân, nơi thay vì chỉ xem nội dung, bạn có thể ở luôn trong đó”. Một thông báo gần đây của Microsoft đã mô tả metaverse là “một thế giới kỹ thuật số nơi các cặp song sinh kỹ thuật số của con người, địa điểm và vạn vật tồn tại”.

Những mô tả này khá mơ hồ khi so sánh với hiểu biết của chúng ta về thực tế ảo. Cũng có thể là ngay cả bản thân các công ty công nghệ cũng không có một định nghĩa đầy đủ về khái niệm này.

Theo Facebook, quyết định đổi thương hiệu là một phần cần thiết trong việc xây dựng metaverse. Hãng này muốn một cái tên thể hiện tốt hơn những gì công ty này đang làm. Nhưng nó chắc chắn không phải là lý do chính đáng duy nhất để làm như vậy. Hình ảnh của Facebook cũng không mấy tốt đẹp gì trong mắt người dùng.

Cũng có ý kiến cho rằng metaverse không hơn gì một từ thông dụng để mô tả những cải tiến công nghệ trong mạng Internet hiện có.

2. Facebook không sở hữu một trong hai công nghệ này

Một câu hỏi tiềm năng khác về metaverse là ai thực sự có thể xác định nó.

Là chủ sở hữu của Oculus Rift, Facebook đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thực tế ảo. Nhưng đồng thời, hãng này cũng chỉ là một người chơi trong ngành công nghiệp khổng lồ.

Điều này cũng đúng với metaverse. Facebook có thể đã đổi tên thành Meta, nhưng đây không phải là công ty duy nhất tham gia lĩnh vực này. Ví dụ, Microsoft gần đây đã công bố Microsoft Mesh, phiên bản của nền tảng thực tế hỗn hợp với những điểm tương đồng với metaverse và nhiều định nghĩa khác nhau. Hơn nữa, một tuyên bố gần đây của Facebook ám chỉ thực tế rằng công ty này tự coi mình là một phần của metaverse. Điều này có nghĩa là, giống như VR, metaverse sẽ không chỉ nằm trong phạm vi của một công ty.

3. Metaverse bao gồm một thế giới ảo được chia sẻ

Metaverse là một không gian ảo được chia sẻ mà người dùng có thể truy cập thông qua Internet. Một lần nữa, đây là điều mà thiết bị VR rõ ràng đã cho phép bạn làm. Không gian ảo trong metaverse nghe cũng tương tự như không gian đã tồn tại trong các chương trình thực tế ảo.

Người dùng dự kiến ​​sẽ được xác định bằng hình đại diện cá nhân và tương tác với nhau ở các vị trí ảo. Ngoài ra, họ sẽ có thể mua hoặc xây dựng các vật phẩm và môi trường ảo, chẳng hạn như NFT.

Sự khác biệt cơ bản là mặc dù các thế giới ảo hiện tại có kích thước hạn chế, nhưng metaverse nghe có vẻ như nó sẽ cung cấp quyền truy cập vào toàn bộ Internet.

4. Metaverse sẽ có thể truy cập được trong thực tế ảo

Metaverse sẽ không yêu cầu bạn đeo thiết bị VR. Nhưng người ta tin rằng phần lớn dịch vụ này sẽ có thể truy cập được đối với người dùng tai nghe.

Điều này có nghĩa là ranh giới giữa lướt Internet và sử dụng thực tế ảo có thể bị xóa nhòa. Thiết bị VR có thể bắt đầu được sử dụng cho các tác vụ thường được thực hiện bằng điện thoại thông minh.

Nếu metaverse trở nên phổ biến như Facebook mong đợi, VR ít nhiều có khả năng trở thành một sản phẩm đặc thù.

5. Metaverse sẽ không bị giới hạn trong công nghệ VR

Tuy nhiên, metaverse sẽ không giới hạn ở thực tế ảo. Thay vào đó, nó sẽ có thể truy cập được bằng cả thiết bị thực tế tăng cường và bất kỳ thiết bị nào bạn đã sử dụng để kết nối với Internet.

Điều này mở ra cánh cửa cho nhiều tính năng khác nhau không thể thực hiện được với thực tế ảo. Ví dụ, thực tế tăng cường sẽ cho phép các khía cạnh của metaverse được chiếu vào thế giới thực.

Không gian ảo cũng sẽ được thiết kế để chúng có thể được truy cập ở bất cứ đâu mà không cần tai nghe.

6. Metaverse có khả năng lớn hơn nhiều so với VR

Thực tế ảo hiện được sử dụng cho giáo dục, trị liệu và thể thao. Nhưng nó vẫn được cho là phù hợp nhất với vai trò một loại hình giải trí.

Metaverse, ít nhất là về quy mô, nghe giống như một phiên bản mới và cải tiến của Internet. Nó được kỳ vọng sẽ thay đổi cách mọi người làm việc, truy cập mạng xã hội và thậm chí lướt web, có nghĩa là trong khi nhiều người đã hoàn toàn bỏ qua thực tế ảo, điều tương tự khó có thể xảy ra với metaverse.

Metaverse sẽ thay thế Internet ư?

Thực tế ảo đã không có tác động hoàn toàn đến thế giới như một số người mong đợi. Có một giới hạn về thời gian mọi người muốn đeo tai nghe.

Metaverse sẽ không gặp vấn đề này, có thể truy cập được cho cả những người có và không có quyền tiếp cận với thiết bị VR. Một số người mong đợi nó sẽ có tác động lớn hơn nhiều.

Đồng thời, metaverse rất khó thay thế hoàn toàn Internet. Thiết bị VR cung cấp một sự thay thế thú vị cho màn hình máy tính. Metaverse sẽ cung cấp một sự thay thế thú vị cho Internet. Nhưng cả hai đều không được thiết kế để hoạt động như một sự thay thế cho thứ nào đó khác.

Nguồn: https://quantrimang.com

 

 

Cơn sốt Game NFT và “miếng bánh” tỷ đô

Khi game Axie Infinity, một trong những dự án game blockchain nổi bật do người Việt sáng lập, với đồng tiền mã hóa AXS của dự án này có thời điểm giá trị vốn hóa lên tới hơn 8 tỷ USD và trở thành game NFT đắt giá nhất mọi thời đại, thì một trào lưu game thế hệ mới – game dựa trên nền tảng công nghệ blockchain – trong “miếng bánh” tỷ đô dường như bắt đầu định hình và sôi động tại Việt Nam. 

Game NFT đang bùng nổ như một xu hướng mới và tạo thành một làn sóng trên thị trường game hiện nay. Game được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain có token hoá tài sản trong game, cho phép người chơi thu thập các vật phẩm dưới dạng non-fungible token (NFT). Ngoài tính chất giải trí, loại game này còn cho phép người chơi kiếm tiền (play-to-earn), được chuyển đổi các vật phẩm trong game thành tài sản có thể giao dịch bất cứ lúc nào.

Làn sóng Game NFT tại Việt Nam

Theo báo cáo của trang Economic Time, vốn hóa thị trường của NFT trên toàn cầu là 11,72 tỷ USD. Theo nguồn DappRadar, tổng giá trị giao dịch NFT trên các nền tảng blockchain tăng mạnh, đạt 1,23 tỷ USD và 1,24 tỷ USD vào quý 1 và 2 năm 2021. Theo messati.io, tổng giá trị vốn hoá của NFT game đạt 7,63 tỷ USD năm 2021, tăng đột biến 2.300% so với 2017.

Thị trường game NFT Việt Nam bắt đầu sôi động từ tháng 4/2021, được dự đoán đang bùng nổ và sẽ tiếp tục phát triển. Nhiều game NFT ra đời một thời gian đã có sự thay đổi về số lượng (được nhân rộng và gây được sự chú ý từ cộng đồng) và chất lượng (nhiều game NFT đã có hình ảnh và đồ họa được cải tiến công phu).

Một trong những game NFT do người Việt sáng lập nổi tiếng nhất hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, là game Axie Infinity. Axie Infinity được phát triển bởi Sky Mavis, được thành lập vào năm 2018 bởi ba người Việt và hai người nước ngoài. Công ty khởi nghiệp game blockchain Việt này đã huy động được 7,5 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A từ tỷ phú nổi tiếng người Mỹ Mark Cuban và một số nhà đầu tư hồi tháng 5/2021. Đặc biệt, sau vòng gọi vốn thành công trên, cùng “sức nóng” của Axie Infinity, đầu tháng 10 mới đây, công ty của game NFT này tiếp tục huy động được 152 triệu USD trong vòng gọi vốn series B. 

Cùng thời điểm này, đầu tháng 10, đồng tiền số AXS của Axie Infinity lập đỉnh mới với giá trị vốn hóa đạt hơn 8 tỷ USD. Trước đó, đầu tháng 7, AXS lần đầu cán mốc 1 tỷ USD và cũng là đồng tiền số (AXS) đầu tiên do người Việt phát triển đạt cột mốc này. 

Ngoài Axie Infinity, trong nước, một tựa game NFT khác là game HeroVerse (Vũ trụ anh hùng) – một dự án Game NFT Việt Nam (tháng 9) cũng gọi vốn thành công 1,7 triệu USD từ các quỹ đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain và NFT như DaoMaker; x21; AU21 Capital; Raptor Capital, IceTea Labs… 

“Làn sóng” phát triển game NFT tại Việt Nam có thể do tác động của dịch Covid-19 khiến xu hướng làm việc tại nhà tăng mạnh, từ đó việc chơi game, tìm kiếm mô hình game mới đã kéo theo sự tăng trưởng đột phá của dòng game NFT. Với lợi thế về lối chơi mới, tạo điều kiện để người chơi thu lợi nhuận cao, game NFT trở thành lựa chọn hàng đầu của các game thủ hiện nay.

Cơ hội để game Việt ra toàn cầu

Việt Nam đang hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp game, đặc biệt là game thế hệ mới NFT. Theo thống kê của App Annie, trong 68 triệu người dùng di động tại Việt Nam, có khoảng 57% chơi game. Thời gian trung bình hàng ngày cho game của họ lên tới 3,9 tiếng, nhiều hơn 10% so với người Mỹ. Việt Nam đứng thứ hai tại Đông Nam Á về thị phần tải game trên các ứng dụng mobile, 22% sau Indonesia (38%). Số lượt tải game tại thị trường game Việt Nam tăng trưởng 10%, chi tiêu của người dùng trong game tăng 50% trong năm 2020. 

Năm 2021 thế giới có gần 3 tỷ người chơi game, tăng 5,3% so với năm 2020. Doanh số thị trường game ước tính chạm ngưỡng 175,8 tỷ USD năm 2021 và 218,7 tỷ USD năm 2024 (thống kê của Newszoo). Và Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng về phát triển game. Trong Top 10 nhà xuất bản game mobile, giữa các quốc gia Đông Nam Á, Australia và New Zealand, Việt Nam có 5 nhà phát hành game lọt vào danh sách, gồm Amanotes, OneSoft, Gamejam, VNG, Arrasol. 

Lấy ví dụ từ trường hợp Axie Infinity, bà Lyn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance Việt Nam, cho rằng ngành công nghiệp game là ngành mới nhất bị “phá vỡ” bởi công nghệ blockchain, khi mà game kết hợp blockchain này của Việt Nam (Axie Infinity) đã trở thành một hiện tượng công nghệ toàn cầu, thu hút hàng trăm nghìn game thủ từ khắp nơi trên thế giới. “Blockchain, đặc biệt là NFT, đã mở ra các mô hình kinh doanh mới và nguồn doanh thu mới cho ngành công nghiệp game. Các công ty game Việt Nam nên tận dụng để vươn ra toàn cầu”, bà Lyn Hoàng nói. 

Theo các chuyên gia trong ngành, tiềm năng của các dự án Việt trong lĩnh vực game NFT là rất lớn. Thậm chí, do đây là lĩnh vực mới nên không không có sự phân biệt quá nhiều giữa các nước lớn về công nghệ như Mỹ, Trung Quốc… Bởi vậy, nếu có ý tưởng và đội ngũ phù hợp, dự án game NFT của các start-up có thể nhận đầu tư và cố vấn từ chuyên gia blockchain, và hoàn toàn có cơ hội để trở thành những dự án tỷ USD.

Giới trong ngành cho rằng thuận lợi của Việt Nam là có lực lượng kỹ sư dồi dào, với kỹ thuật tốt và chuyên cần, tuy nhiên phần lớn đội ngũ này lại yếu về tầm nhìn, năng lực quản lý cũng như khả năng kết nối các nguồn lực quốc tế. Do vậy, theo các chuyên gia, nếu được bổ sung các yếu tố này, kết hợp với việc được đầu tư tài chính, sự hỗ trợ của cộng đồng, các dự án game NFT sẽ được đẩy lên tầm cao hơn và phát triển bền vững. 

Việt Nam có thuận lợi trong việc phát triển thị trường NFT game như đội ngũ lập trình, kỹ sư dồi dào, chuyên cần và kỹ thuật tốt, nhưng theo ông, trong nước hiện vẫn chưa có những game NFT bom tấn (đầu tư từ 10 triệu USD trở nên). Cộng đồng quốc tế thường đánh giá tốt những dự án game NFT của Việt Nam như Axie Infinity, HeroVerse vì nhiều studio game Việt Nam có thể làm nên chất lượng thế giới. Tuy vậy, cộng đồng Việt Nam thì không chuộng dự án game NFT trong nước. 

Ngoài ra, quy mô thị trường NFT game vẫn nhỏ so với thị trường game truyền thống. Hiện nay người chơi NFT game chủ yếu xuất phát từ các nước châu Á như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ…  Game truyền thống có thời gian phát triển lâu hơn nên phủ rộng hơn trên thế giới. 

Lợi thế và cũng là điểm khác biệt của game NFT là mục đích và quy mô người chơi. Hiện nay mục đích của đa số người chơi game NFT là để kiếm tiền (play-to-earn) và giao dịch tiền mã hóa, còn người chơi game truyền thống với mục đích tìm kiếm niềm vui. Đặc biệt, doanh thu của game NFT chủ yếu dựa trên việc bán token nhiều hơn là việc thu tiền từ người chơi như game truyền thống. Mặt khác, game NFT có thể gọi vốn dễ dàng và nhanh hơn từ nhà đầu tư (bởi đang là xu hướng và tiềm năng nhanh chóng thu lại lợi nhuận), còn đối với game truyền thống, nhà phát hành thường tự bỏ vốn để làm. 

Trong tương lai, NFT game ứng dụng công nghệ blockchain tiếp tục cung cấp những cải tiến đáng kể cho người chơi và nhà phát hành, đặc biệt là tính phân quyền, tính minh bạch và khả năng tương tác trong game. Người chơi có thể trở thành người dùng blockchain mới tiềm năng khi các vật phẩm thu được trong trò chơi được chuyển thành NFT. Ngoài thế giới ảo của game, các tài sản ở thế giới thực như bất động sản, tác phẩm nghệ thuật cũng có thể được mã hóa và giao dịch trên blockchain. 

Chính vì thế, theo các chuyên gia, dù quy mô thị trường của game NFT vẫn còn khá nhỏ (vì mới bắt đầu) nhưng loại game này được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi mới, cải tiến mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và giao diện người chơi trong game nói chung. Ngoài những lợi ích mà NFT game mang lại, người chơi cần chú ý tới một số vấn đề. Vì NFT có giá trị nội tại, nguy cơ được sử dụng làm tài sản đầu cơ. Điều này có thể thúc đẩy người chơi mua tài sản trong game với hy vọng bán chúng để thu lợi nhuận trong tương lai thay vì sử dụng tài sản trong hệ sinh thái trò chơi như dự định.

Theo Vneconomy

Tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp

Khi nhắc đến hoạt động đầu tư, không thể không nhắc đến khái niệm giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác định được chính xác giá trị của một công ty là điều không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp.

Phương pháp định giá dựa trên tài sản (cách tiếp cận từ tài sản)

Đây là một trong những phương pháp định giá truyền thống giúp phản ánh thực tế doanh nghiệp tại một thời điểm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn tồn tại nhiều hạn chế.

Tổng quan về định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản

  • Định nghĩa: Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản cho rằng, giá trị của một doanh nghiệp sẽ bằng giá trị của tất cả các loại tài sản riêng trên bảng cân đối kế toán trừ các khoản nợ phải trả. Giá trị của tài sản được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng và khai thác các tài sản đó, giúp tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.

Giá của vốn chủ sở hữu =  Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả

  • Đối tượng áp dụng: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản thường được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô tài sản hợp lý. Thông thường là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà các tài sản như máy móc thiết bị, nhà xưởng, các phương tiện vận tải, các trang thiết bị … có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp công nghệ, hoặc các công ty kinh doanh về tài chính thường sẽ áp dụng phương pháp phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Ưu điểm, nhược điểm của định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản

Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, thực hiện dễ dàng. Thông thường các thông số về tài sản và nợ đã có sẵn trên các báo cáo tài chính. Do đó, việc tính toán sẽ tương đối dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nguồn lực phức tạp.

Nhược điểm: 

  • Phương pháp định giá này xuất phát từ quan điểm rằng Giá trị tài sản của doanh nghiệp được phản ánh ở trên bảng cân đối kế toán tương đương với một số tiền nhất định và có thể sử dụng ngay được. Tuy nhiên, quan điểm này lại không tính đến trường hợp phát sinh các nghĩa vụ thuế, liên quan đến giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó, giá trị thực sự có thể sử dụng thường sẽ thấp hơn giá trị được xác định trên bảng cân đối. 
  • Việc định giá doanh nghiệp dựa trên nguồn tài sản hiện có chỉ căn cứ vào cơ sở tính toán giá trị ở trạng thái tĩnh trong một thời điểm. Phương pháp này chưa tính đến khả năng doanh nghiệp có thể kết hợp các tài sản để tạo ra lợi nhuận tiềm năng lớn hơn trong tương lai cũng như các rủi ro phát sinh nếu có. 
  • Để xác định giá trị thực tế của các tài sản hiện có là điều không hề dễ dàng. Khi nói đến tài sản, doanh nghiệp sẽ cần phải cân nhắc đến các yếu tố như chi phí, thuế phải trả nếu thanh lý tài sản, khả năng có thể thanh lý tài sản trên thị trường, cách xác định giá trị của các tài sản vô hình như uy tín và thương hiệu,… Những yếu tố này thường được quyết định một cách chủ quan theo ý muốn của người định giá dẫn đến khó phản ảnh thực tế giá trị doanh nghiệp.

Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (cách tiếp cận từ thu nhập)

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp khá hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận khá phức tạp đòi hỏi nhiều chuyên môn cũng như dữ liệu đầu vào. Dưới đây là thông tin cụ thể: 

Tổng quan về phương pháp chiết khấu dòng tiền

  • Định nghĩa: Phương pháp chiết khấu dòng tiền định giá doanh nghiệp bằng cách đưa ra những dự đoán về dòng tiền trong tương lai mà công ty có thể tạo ra sau đó chiết khấu về thời điểm hiện tại. Giả định giá trị của doanh nghiệp sẽ tương đương với tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong tương lai. Công thức tính như sau:

DCF = CF1/(1+r)^1+  CF2/(1+r)^2+ …+ CFn/(1+r)^n

Trong đó: 

  • DCF – Discounted cash flow: Giá trị của công ty hay còn gọi là dòng tiền đã được chiết khấu.
  • CF – Cash flow: Dòng tiền mà công ty có thể tạo ra trong các năm tới (năm 1, năm 2,… năm n).
  • r – discount rate: Tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền.

Đối tượng áp dụng: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên chiết khấu dòng tiền thường được áp dụng đối với các các doanh nghiệp có tình hình tài chính tương đối tốt, có khả năng thanh toán nợ cao, tính thanh khoản cao, nguồn vốn lớn và có khả năng kinh doanh để tạo ra lợi nhuận bù đắp hết các loại chi phí.

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền

Ưu điểm: Giúp đánh giá được cả giá trị trong hiện tại và giá trị tương lai của công ty. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mà giá trị tiềm năng được tạo ra trong tương lai, các doanh nghiệp mới như startup hoặc các doanh nghiệp không có nhiều tài sản cố định như công ty công nghệ.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này tương đối khó, đòi hỏi người định giá cần có kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh và xử lý các mô hình tài chính phức tạp.
  • Cần nhiều biến đầu vào và các giả định chủ quan của nhà phân tích. Tuy nhiên, trong trường hợp các dự án mới hoặc dự án sắp triển khai, thì việc xác định được các biến đó và đưa ra các giả thiết hợp lý thường rất hạn chế. Điều này có thể dẫn đến sai sót hoặc bị áp đặt bởi mong muốn chủ quan của người định giá.
  • Khả năng xảy ra sai số tương đối cao. Có thể thấy giá trị ước tính sau cùng chiếm đến 70% mô hình, tuy nhiên việc tính toán giá trị lại tương đối sơ sài. Hơn nữa, các sự kiện trong tương lai luôn tồn tại rất nhiều rủi ro khó lường. Vì vậy, khó có thể đảm bảo tính chính xác cao đối với phương pháp định giá này.

Định giá theo phương pháp dựa trên tỷ số P/E (cách tiếp cận từ thị trường)

Chắc hẳn các nhà đầu tư chứng khoán rất quen thuộc với khái niệm P/E. Đây chính là cách tiếp cận giúp xác định được giá trị của doanh nghiệp dưới góc độ thực tế thị trường. Dưới đây là thông tin cụ thể:

Tổng quan về phương pháp định giá dựa trên tỷ số P/E

Định nghĩa: Phương pháp P/E (hay giá trị thị trường trên thu nhập) là tỷ số để xác định giá trị của một doanh nghiệp, dựa vào mối tương quan giữa giá trị thị trường của của cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế của công ty. Bản chất phương pháp này là so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành trên thị trường để tìm ra giá trị phù hợp nhất.

P/E = Giá một cổ phiếu/ thu nhập trên một cổ phiếu

hoặc

P/E = Tổng giá trị vốn hóa thị trường/ Tổng thu nhập ròng

Đối tượng áp dụng: Để áp dụng phương pháp này cần có cơ sở so sánh (là các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc sàn UPCom). 

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp định giá dựa trên tỷ số P/E

Ưu điểm:

  • Đơn giản và dễ tiếp cận: Thông thường các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc giao dịch trên sàn UPCom có số liệu công khai đầy đủ và chuẩn mực về các chỉ số tài chính. Do đó việc lấy số liệu và tính toán tương đối dễ dàng.
  • Dựa trên cơ sở giá thị trường: Như thông tin ở trên, đây là phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ thị trường, trên cơ sở so sánh với các đối thủ trực tiếp trong ngành. Do đó, giá trị của doanh nghiệp sẽ phản ánh thực tế tình hình thị trường ở thời điểm tính toán.

Nhược điểm: 

  • Giá trị doanh nghiệp chỉ được phản ánh ở thời điểm hiện tại: Vì việc so sánh dựa vào giá thực tế trên thị trường nên nhà đầu tư đã bỏ qua các yếu tố về tiềm năng tăng trưởng cũng như rủi ro có thể có trong tương tai của doanh nghiệp. Do đó, phương pháp này có thể không phản ánh đầy đủ giá trị thực sự của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà tiềm năng lợi nhuận lớn trong tương lai.
  • Khả năng sai số do sự phản ánh giá không chính xác của thị trường: Thông thường giá thị trường được quyết định bởi cung và cầu. Trong một số trường hợp do tác động tâm lý nhà đầu tư, việc giá trị thị trường có thể biến động quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực tế của doanh nghiệp. Nếu sử dụng giá ở những thời điểm này, việc định giá sẽ không thực sự chính xác.
  • Giới hạn ở các doanh nghiệp đã lên sàn: Như đã trình bày ở trên, phương pháp này sử dụng các doanh nghiệp đối thủ đã lên sàn để làm cơ sở so sánh và định giá. Trong trường hợp các công ty khởi nghiệp hoặc vì một số lý do chưa thể lên sàn thì rất khó để áp dụng.

Những lưu ý trong quá trình định giá doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như tầm nhìn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi tiến hành định giá:

  • Hãy chọn đúng người cố vấn: Thông thường khi nhắc đến định giá, chúng ta sẽ nghĩ những cái tên như công ty định giá, ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, thực tế việc lựa chọn cố vấn quan trọng hơn thế. Để định giá một cách chính xác nhất không chỉ cần một chuyên gia giỏi tính toán những con số, mà còn cần một đối tác thực sự am hiểu sâu sắc về ngành kinh doanh và thị trường mà công ty đang hoạt động. Do đó, nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra những tiêu chí cụ thể để chọn cố vấn phù hợp.

  • Nhìn đúng và đủ về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp: Các phương pháp định giá truyền thống thường sẽ nhìn vào những con số hiện tại như doanh thu, lợi nhuận hay EBITDA (doanh thu trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần). Tuy nhiên, một định giá đầy đủ nên có cả dự đoán về bức tranh của doanh nghiệp trong ít nhất 5 năm tới, để nhìn thấy được hết khả năng phát triển cũng như rủi ro có thể gặp phải. Thị trường luôn luôn vận động và phát triển, do đó việc đánh giá cũng không nên chỉ dừng ở trạng thái tĩnh.
  • Hãy cân nhắc việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng: Thuật ngữ định giá khiến hầu hết mọi người nghĩ đến các phương pháp định lượng với rất nhiều số liệu phía sau. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Những yếu tố như con người, văn hóa công ty có thể không định lượng được bằng số liệu nhưng lại đóng góp rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà các quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ coi con người là một trong những yếu tố cốt lõi cân nhắc để quyết định đầu tư.

Trên đây là tổng quan thông tin về phương pháp định giá doanh nghiệp. Trong thực tế việc xác định giá trị của một công ty thường diễn ra khá phức tạp và đòi hỏi cần có thời gian để tìm hiểu và đánh giá. Định giá không đơn giản chỉ là tính toán ra những con số, định giá là một nghệ thuật cần có sự đầu tư!

Định giá doanh nghiệp là gì? Những thông tin cơ bản nhà đầu tư cần biết

Gần đây định giá doanh nghiệp đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ sự nóng lên của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mục đích hay quy trình xác định giá trị của một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Vitext Capital sẽ giới thiệu các thông tin cơ bản.

Tổng quan về định giá doanh nghiệp

Thông thường các nhà đầu tư hay bị nhầm lẫn hoạt động định giá với thẩm định giá. Dưới đây là định nghĩa phân biệt về hai khái niệm này cũng như các thông tin liên quan đến mục đích và vai trò của định giá doanh nghiệp. 

Định giá doanh nghiệp là gì? Thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Định giá doanh nghiệp là quy trình nhằm xác định giá trị kinh tế của một công ty hoặc một đơn vị kinh doanh. Thẩm định giá doanh nghiệp là việc các cơ quan chức năng xác định giá trị bằng tiền của các tài sản phù hợp với giá của thị trường tại một thời điểm, địa điểm và phục vụ cho một mục đích nhất định của các bên có liên quan.

Mục đích của định giá doanh nghiệp

  • Xác định giá trị để làm căn cứ xây dựng các chiến lược kinh doanh: Thông thường hàng năm các doanh nghiệp đều phải tiến hành xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra hướng đi đúng đắn đó là “biết mình, biết ta”. Những người đứng đầu cần biết được giá trị và vị thế của công ty, từ đó đưa ra những chiến lược tận dụng tối đa vị thế để tiếp tục phát triển và cạnh tranh. Đây chính là mục đích hàng đầu của việc định giá doanh nghiệp.

  • Xác định giá trị để thực hiện mua hoặc bán doanh nghiệp: Các thỏa thuận mua bán doanh nghiệp là quyết định mang tính dài hạn và quan trọng. Để có thể tiến tới “thuận mua vừa bán”, việc tính toán được giá trị hợp lý của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Từ việc xác định được giá, người bán sẽ đề xuất một con số đủ hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng, nhưng không quá bất lợi cho mình. Trong khi đó, người mua cũng sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị nội tại và tiềm năng của công ty để đưa ra quyết định mua.
  • Xác định giá trị để vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư: Để có thể phát triển nhanh trong trường hợp vốn chủ sở hữu không có sẵn quá nhiều, các công ty thường sử dụng đến công cụ nợ hoặc kêu gọi đầu tư để làm “đòn bẩy tài chính”. Tuy nhiên, để có thể kêu gọi đầu tư hoặc vay nợ (đặc biệt là các kênh chính thức như ngân hàng) thì việc chứng minh được khả năng trả nợ là yếu tố tiên quyết. Các đối tác cho vay và nhà đầu tư sẽ cần xem xét kỹ về giá trị thực và tiềm năng tăng trưởng để từ đó quyết định có cho vay hay đầu tư vào công ty không.
  • Xác định giá trị để định giá cổ phần doanh nghiệp: Trong trường hợp chủ doanh nghiệp muốn thu hút thêm cổ đông, đặc biệt là phát hành cổ phiếu ra công chúng thì việc định giá doanh nghiệp là rất quan trọng. Thông qua định giá, chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư có thể xác định giá trị cổ phần doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến mua bán cổ phần.

  • Xác định giá trị để xây dựng chiến lược rút lui (Exit strategy): Thông thường các nhà đầu tư khi rót tiền vào doanh nghiệp sẽ cần xác định chiến lược rút lui, hoặc là trong dài hạn các chủ doanh nghiệp lập kế hoạch sẽ bán lại công ty. Trong trường hợp này, định giá doanh nghiệp giúp nắm được vị thế hiện tại cũng như tiềm năng trong tương lai. Qua đó nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển để nhanh chóng tăng lợi nhuận, tăng giá trị công ty nhằm thuận lợi cho kế hoạch rút lui.
  • Xác định giá trị để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý: Các sự kiện pháp lý như tranh chấp, ly hôn, thừa kế,… có liên quan đến việc xử lý, chia tách hoặc phân quyền công ty sẽ cần đến định giá doanh nghiệp. Đối với những sự kiện này, luật sư và các bên có thẩm quyền liên quan sẽ tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý theo quy định của pháp luật.

Vai trò của việc định giá doanh nghiệp

  • Đối với các cơ quan quản lý có thẩm quyền: Định giá các doanh nghiệp giúp nắm được tổng quan tình hình hoạt động của thị trường, từ đó có những chính sách phù hợp để quản lý, hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái.
  • Đối với doanh nghiệp: Việc xác định được giá trị giúp cho những người điều hành có cơ sở cân nhắc và đưa ra những quyết định chiến lược, nhằm phát triển doanh nghiệp theo hướng mong muốn. 
  • Đối với các đối tác có liên quan đến doanh nghiệp: Định giá doanh nghiệp giúp các đối tác như nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, … có cơ sở để đưa ra những thỏa thuận về kinh doanh, đầu tư hiệu quả. 

Các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp

Thông thường có rất nhiều yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả của một công ty. Do đó, để xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp, cần phải xác định các yếu tố có thể tác động tới hiệu quả hoạt động của công ty đó, bao gồm yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài như sau:

Các yếu tố thuộc giá trị nội tại của doanh nghiệp

  • Tình hình tài sản của doanh nghiệp: Tài sản là yếu tố vật chất có sẵn để hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh và quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, tài sản cũng là nguồn lực mà doanh nghiệp có thể bán được để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Do đó, hiện trạng tài sản là yếu tố quan trọng, thể hiện được quy mô và tiềm lực của doanh nghiệp.
  • Vị trí của doanh nghiệp: Thông thường vị trí bao gồm địa điểm, diện tích, địa hình của doanh của nghiệp. Những yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hút khách hàng và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, vị trí cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh sẽ có những loại vị trí tối ưu nhất. Vì vậy, việc xác định vị trí cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến xác định giá trị doanh nghiệp.

  • Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín hay thương hiệu là yếu tố vô hình nhưng có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt khách hàng và đối tác sẽ giúp tạo nguồn doanh thu tiềm năng rất lớn, nhờ việc tạo ra được nhóm khách hàng trung thành. Ngày nay, thương hiệu là yếu tố có thể được mua bán với giá trị rất lớn. Do vậy, quá trình định giá doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến yếu tố này.
  • Năng lực về kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là với các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ đòi hòi hàm lượng công nghệ cao. Năng lực này được thể hiện qua các yếu tố như trình độ kỹ thuật của người lao động, trang thiết bị máy móc hiện đại, các quyền sở hữu trí tuệ,… Với thị trường cạnh tranh và biến đổi nhanh chóng như hiện nay, việc có năng lực kỹ thuật công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi và cạnh tranh hiệu quả. Đây là giá trị nội tại và tiềm năng quan trọng của doanh nghiệp.
  • Năng lực về con người của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp ổn định và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, đặc biệt là nhóm quản lý điều hành công ty. Năng lực về con người tốt giúp tăng giá trị tiềm năng của doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngoài tác động tới giá trị doanh nghiệp

  • Môi trường kinh doanh vĩ mô: Các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hoặc làm cản trở quá trình hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, sự biến động của các yếu tố vĩ mô này có thể gián tiếp khiến doanh nghiệp dẫn đến phá sản. Do đó, quy trình định giá doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến yếu tố này.
  • Môi trường kinh doanh đặc thù: Môi trường đặc thù đề cập đến các yếu tố ngành, có tác động trực tiếp và doanh nghiệp có thể một phần nào đó kiểm soát. Các yếu tố đặc thù có thể bao gồm quan hệ với khách hàng, quan hệ với nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan chính quyền,…

Cách định giá doanh nghiệp 

Hoạt động định giá thường được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia và có quy trình rõ ràng. Sau đây là các bước cơ bản của quy trình định giá doanh nghiệp: 

Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Định giá doanh nghiệp càng chính xác các quyết định sau đó sẽ càng hiệu quả và ngược lại. Do đó, các bên có liên quan cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết cho hoạt động định giá. Thông thường để lập kế hoạch hiệu quả cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Lý do/ mục đích của việc định giá là gì?
  • Các tiêu chí cần đạt được khi tiến hành định giá?
  • Các thông tin cần thiết cho việc định giá và nguồn thu thập thông tin?  

Bước 2: Thu thập và tổng hợp thông tin về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp sẽ bao gồm hai phần chính là giá trị hiện tại và tiềm năng tương lai của doanh nghiệp. Để xác định các yếu tố này, các dữ liệu kinh doanh trong quá khứ là nguồn thông tin hết sức giá trị. 

Thông thường, các nhà định giá sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ít nhất 5 năm gần nhất để đưa ra những phân tích cũng như dự đoán.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các hoạt động điều chỉnh báo cáo trong quá khứ (ví dụ như các điều chỉnh về chi phí doanh thu nhằm tránh thuế/ hoạch định thuế). Những điều chỉnh trên có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong quá khứ nhưng lại không phản ánh đầy đủ được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì thế sẽ gây bất lợi cho việc định giá.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp

Có nhiều cách khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp, việc lựa chọn phương pháp sẽ phụ thuộc vào tiêu chí định giá và khả năng của từng công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn lực cho phép thì nên dùng nhiều phương pháp khác nhau để có thể so sánh giá và từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Một số phương pháp định giá doanh nghiệp phổ biến như:

  • Định giá dựa trên tài sản.
  • Định giá dựa trên chiết khấu dòng tiền.
  • Định giá dựa trên tỷ số P/E.

Bước 4: Đưa ra những kết luận, đánh giá về giá trị doanh nghiệp

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Sau khi đã tính toán giá trị theo từng phương pháp, chúng ta sẽ tổng hợp các kết quả thành bảng dữ liệu để tiến hành so sánh. Việc có sự chênh lệch về giá trị giữa các phương pháp là điều chắc chắn sẽ xảy ra, tuy nhiên nghệ thuật của việc định giá là hiểu được tiêu chí và sắp xếp thứ tự ưu tiên để đưa ra được giá trị cuối cùng.

Định giá doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tư duy về kinh doanh. Vitex Capital mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích, cũng như hiểu được cách để xác định giá trị doanh nghiệp.

CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN – HIỂU NHANH CÙNG VITEX CAPITAL

Những năm gần đây, giới công nghệ – tài chính đang dần tập trung sự chú ý vào blockchain – công nghệ chuỗi khối đứng sau Bitcoin. Dù mới chỉ được biết đến trong lĩnh vực tài chính với các đồng tiền ảo tuy nhiên tiềm năng của công nghệ này còn xa hơn nữa. Trong bài viết này, chỉ khoảng 100 từ, Vitex Capital sẽ đem đến cho bạn một góc nhìn dễ hiểu hơn về công nghệ tương lai này!
Blockchain là một công nghệ tối tân có chức năng như một cơ sở dữ liệu mở và phi tập trung. Như tên gọi của nó, Blockchain là một chuỗi các khối có chứa thông tin, mỗi khối phục vụ như một “cuốn sổ cái” lưu trữ dữ liệu giao dịch. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được.
Do đó, công nghệ này được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Với những tiềm năng của mình, Blockchain đã, đang và sẽ được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau.

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN CỦA DAREPLAY: DAREPLAY’S NFT SALE 

Đây sẽ là thông báo về sự ra mắt DarePlay trong vài ngày tới. Dưới đây là những gì bạn có thể mong đợi trước khi DarePlay NFT Marketplace chính thức ra mắt thị trường trong thời gian sắp tới:

✅ Chi tiết về đợt chào bán NFT đầu tiên. DarePlay sẽ tổ chức đợt bán chính thức các vật phẩm game của một trong số những đối tác game của mình

✅ Whitelist cho cộng đồng để tham gia chương trình NFT sale đầu tiên. Hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tất cả những người sở hữu $DNFT

✅ Partner có thể đến gần hơn với cộng đồng của DareNFT

✅ Thông tin về chương trình NFT sale tiếp theo với nhiều đối tác game khác của DarePlay

⏱ Thời gian diễn ra chương trình NFT sale đầu tiên: 03/11

Chi tiết tại: ĐÂY (https://twitter.com/darenft/status/1451571521860800513)
—————————————————
👥 DareNFT Official Links
Website | Twitter | Discussion | Announce | Medium
—————————————————
Cryptoholic Group
Tele Group | Tele Channel | Youtube | Facebook
OnBlock Ventures
Tele Channel | Website | Twitter | Medium

EtherLite là cột mốc tiếp theo cho tiền điện tử

Thế giới tiền điện tử là một tính năng mới đang phát triển trên thế giới dường như luôn thay đổi với hàng nghìn tín đồ tiền điện tử đang lưu hành hiện có thể thêm một loại tiền mới vào gia đình. Giờ đây, ETL, mã thông báo gốc trên blockchain EtherLite phi tập trung mới, đã sẵn sàng để giao dịch công khai. 

Với các giao dịch được cho là sẽ bắt đầu vào tháng XNUMX, nhóm EtherLite nói rằng họ đã được kiểm toán bởi các chuyên gia hàng đầu và vô cùng vui mừng khi gọi đây là năm của EtherLite. 

Không thiếu tiền điện tử để các nhà đầu tư giao dịch, với khoảng vài nghìn đồng đang lưu hành trên thị trường. Các nhà đầu tư có thể thêm một cái tên nữa vào danh sách, giờ ETL đã sẵn sàng để giao dịch công khai. 

EtherLite sử dụng mô hình đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS) đáng thèm muốn khi nó tìm cách chọn ra nơi mà đồng nghiệp lớn hơn nhiều của nó, Ethereum, bỏ đi. Trên thực tế, EtherLite là một ngã ba cứng của Ethereum, đại diện cho một sự thay đổi lớn trong mã của blockchain lớn hơn diễn ra vào tháng XNUMX. 

EtherLite đã và đang thực hiện lộ trình của mình, ngoài công việc khó khăn còn bao gồm một đợt airdrop và một đợt trao đổi ban đầu. Bây giờ là lúc để mã thông báo tấn công các sàn giao dịch. 

Nhóm EtherLite nói rằng ETL đã được kiểm toán bởi “các chuyên gia cốt lõi hàng đầu” và sẵn sàng bắt đầu giao dịch trên các sàn giao dịch vào tháng Bảy. Họ khá tham vọng và gọi nó là “năm của EtherLite”.

Sự khác biệt giữa EtherLite và Ethereum

EtherLite là một hard fork của Ethereum, là blockchain đi đến các hợp đồng thông minh, DeFi, mã thông báo không thể thay thế (NFT). Sự phát triển này được tạo ra để giải quyết một số thiếu sót trong mạng Ethereum. 

Trong khi chỉ có một Ethereum, EtherLite có lợi thế vì nó nắm giữ các tính năng như mạng EtherLite có thời gian chặn là 10,000 giây và hơn XNUMX giao dịch mỗi giây, Etherlite có phí thấp hơn, phí cao đã là một trở ngại đối với Ethereum, gây ra một số người sáng tạo và nhà phát triển chuyển sang các blockchain khác. Người dùng có thể đặt cược ETL của họ để giúp duy trì an ninh mạng để đổi lấy phần thưởng. Ethereum đang chuyển đổi từ mô hình bằng chứng công việc (PoW) sang mô hình đồng thuận PoS. 

Một trong những tính năng tuyệt vời của EtherLite là nó tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM) ,. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển cũng có thể sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dApps) và các hợp đồng thông minh được xây dựng trên Ethereum trên EtherLite. 

Mã thông báo ETL có một số trường hợp sử dụng trong hệ sinh thái của dự án, bao gồm quản trị mạng cũng như phí trên blockchain EtherLite.

Giao dịch công khai 

Giao dịch trên EtherLite sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 70,000. Đường ống trao đổi tiền điện tử có kế hoạch hỗ trợ đồng tiền mới đang phát triển với sự phấn khích lớn đang được xây dựng trong cộng đồng tiền điện tử. Phương tiện truyền thông xã hội có tới XNUMX người theo dõi Etherlite và đồng tiền này vẫn chưa xuất hiện lần đầu trên các sàn giao dịch tiền điện tử. 

Bây giờ chúng ta chỉ cần chờ xem loại tiền điện tử mới này có gì để nắm giữ.

Nguồn: https://bitcoinchaser.com/

 

TrustKeys Network là gì? Thông tin chi tiết về hệ sinh thái TrustKeys Network

Siêu ứng dụng đầu tiên tích hợp Sàn giao dịch – Ví – Mạng xã hội phi tập trung trong một. Được bắt đầu xây dựng từ 2018 trước khi cho ra mắt cộng đồng tháng 9/2021 vừa qua, sản phẩm được đang cộng đồng quốc tế đánh giá cao bởi đón đầu xu hướng công nghệ phi tập trung trong mạng xã hội và việc tích hợp các chức năng lưu trữ, giao dịch tài sản vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về TrustKeys Network qua bài viết dưới đây.

TrustKeys Network là gì?

Trustkeys Network là dự án hệ sinh thái Blockchain gồm: Mạng xã hội định danh phi tập trung, Sàn giao dịch tiền ảo ( điện tử) và ví lưu trữ tài sản điện tử… được tạo ra nhằm giúp cộng đồng có một ứng dụng Blockchain đầy đủ nhất để đáp ứng nhu cầu công việc đầu tư, lưu trữ tài sản, trao đổi thông tin một cách an toàn và tin cậy 

Các sản phẩm trong hệ sinh thái Trustkeys Network: 

1. Mạng xã hội định danh Blockchain TrustKeys

TrustKeys Network là ứng dụng đầu tiên cho ra mắt mạng xã hội phi tập trung trên thế giới. Đây là không gian mà người tham gia THỰC SỰ LÀM CHỦ dữ liệu tài khoản của mình và không ai có thể xâm phạm và giả mạo bởi mỗi tài khoản được định danh duy nhất, dựa trên công nghệ chữ ký số, việc trao đổi thông tin với nhau được mã hóa đầu cuối nên cực kỳ bảo mật. Ngoài ra việc gửi và nhận tiền điện tử giữa các cá nhân có thể thực hiện trực tiếp và dễ dàng hơn bao giờ hết.

2. Ví bảo mật TrustKeys:

Là nơi cất trữ tiền điện tử của chủ thể. Với khóa cá nhân được thiết kế gồm 24 ký tự vô cùng bảo mật, việc quản lý ví điện tử TrustKeys trở nên rất dễ dàng. TrustKeys Wallet hỗ trợ multi-chain (ERC, BSC, TRC..) có thể sử dụng được với hầu hết các loại tiền điện tử hiện nay. Ngoài ra ví TrustKeys sẽ được tích hợp NFT trong thời gian tới. 

3. Sàn giao dịch TrustKeys

Là Hybrid Exchange HEX, kiểu sàn tận dụng ưu điểm của cả DEX và CEX, loại sàn rất an toàn và bảo mật. Sàn giao dịch TrustKeys giúp người dùng dễ dàng giao dịch, mua bán và trao đổi giữa các loại tiền mã hóa và tiền giấy pháp định của các quốc gia. Đặc biệt, TrustKeys bỏ qua các thủ tục đăng ký rườm rà thường gặp phải và sử dụng mô hình tài khoản phi tập trung an toàn, mang tới trải nghiệm của 1 sàn tập trung hàng đầu sử dụng mô hình này. Chỉ cần đăng ký TrustKeys Super App và nắm giữ 24 ký tự bảo mật là người dùng có thể nạp tiền, rút tiền và giao dịch được ngay. 

Anh em có tải và trải nghiệm sàn giao dịch tại link: https://trustkeys.network/

4. Các tính năng, sản phẩm đang trong quá trình phát triển: 

  • Launchpad: Nền tảng IDO giúp các dự án ra mắt token của mình. 
  • Markets: Nền tảng tổng hợp dữ liệu Blockchain on-chain, giúp người dùng cập nhật thông tin từ thị trường. 
  • Terminal (Utilities): Bộ công cụ & Tiện ích DeFi, giúp người dùng đến với thế giới DeFi một cách dễ dàng. 
  • Lend & Borrow: Nền tảng vay và cho vay trên TrustKeys Network. 
  • Mega Farm: Thị trường Farming trên TrustKeys Exchange. 
  • Staking: Hỗ trợ tính năng Staking nhiều tài sản Crypto cho người dùng. 
  • NFT Marketplace: Thị trường giao dịch NFT trên TrustKeys Wallet. 
  • Derivatives: Thị trường phái sinh bao gồm Margin Trading, Future Trading, Option Trading,… 
  • Ra mắt sàn phi tập trung (Dex) song hành cùng hệ sinh thái TrustKeys 
  • Giao Dịch P2P trực tiếp trên sàn.

5. Mục tiêu và tầm nhìn của hệ sinh thái TrustKeys Network: 

  • Cung cấp Siêu ứng dụng Blockchain, Mạng xã hội Blockchain, Ví bảo mật, Sàn giao dịch tài sản Crypto đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày. 
  • Số hóa các nguồn lực dư về tài sản để cung cấp mội trường đầu tư tiềm năng cho xã hội. 
  • Phát triển hệ sinh thái kết nối tài chính và số hóa tài sản toàn cầu dựa trên nền tảng blockchain và kết hợp giữa mô hình kinh doanh truyền thống & tương lai TrustKeys sẽ trở thành một Blockchain riêng có tên là TKBlockchain.  
  • TKBlockchain sẽ phát triển các module One – Stop giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng tích hợp và ứng dụng Blockchain vào công việc kinh doanh của mình.

Thông tin chi tiết về TRUSTK token:

Anh em có thể theo dõi thông tin về giá của TRUSTK tại link:

https://trustkeys.exchange/exchange/?currency=TRUSTK/USDT

Keys Metric TRUSTK: 

  • Token name: TrustKeys Coin Ticker: 
  • TRUSTK Blockchain: Multichain BSC, Ethereum, Solana & TrustKeys Chain 
  • Token standard: BEP-20, ERC-20, SLP 
  • BSC contract: 0xee89bd9af5e72b19b48cac3e51acde3a09a3ade3 
  • Token type: Utility, Governance 
  • Total Supply: 1.000.000.000 TRUSTK 
  • Circulating Supply: 120,000,000 TRUSTK 
  • Max Total Supply: 1.000.000.000 TRUSTK (Lock 55% trong 5 năm không ra thị trường)

Thông tin phân bổ chi tiết: 

  • Vòng 1: Seed: 8% = 80.000.000 TRUSTK * 0.02$, Khóa 24 tháng, Vesting 20% theo từng quý. 
  • Vòng 2: Private: 5% = 50.000.000 TRUSTK * 0.04$, Khóa 18 tháng, Vesting 15% theo từng quý. 
  • Vòng 3: Pre: 5% = 50.000.000 TRUSTK * 0.08$, Khóa 12 tháng, Vesting 20% theo từng quý. Đăng ký mua TẠI ĐÂY (số lượng hạn chế). 
  • Vòng 4: Public: 8% = 80.000.000 TRUSK, giá từ 0,15$ – 0,2+ $, Không khóa. 
  • Vòng 5: IDO/Swap: 4% = 40.000.000 TRUSK, giá từ 0,3$, Không khóa 
  • Các vòng trên nếu không bán hết thì số dư sẽ được thu hồi để đốt. 
  • Marketing/Burn: 28%, trong đó 23% sẽ khóa trong 5 năm, sau 5 năm mở khóa theo từng năm 
  • Pool Reward: 10%, trong đó 7% sẽ khóa trong 5 năm, sau 5 năm mở khóa theo từng năm 
  • Team: 20%, trong đó 15% sẽ khóa trong 5 năm, sau 5 năm mở khóa theo từng tháng trong 24 tháng. 
  • Starup Investement Foundation: 12%, trong đó 10% sẽ khóa trong 5 năm.

Tổng số TRUSTK sẽ được khóa trong 5 năm: 

55% Ngoài ra TRUSTK sẽ được mua lại và để đốt với tổng số lượng tối đa 30% = 300.000.000 TRUSTK.

Vai trò của TRUSTK trong hệ sinh thái TrustKeys Network 

TRUSTK là Ecosystem Token của TrustKeys Network và được dùng cho các mục đích sau:

  • Thanh toán phí giao dịch rẻ hơn trên sàn giao dịch TrustKeys 
  • Sử dụng để trả các khoản phí như: phí niêm yết, số hóa tài sản, công nghệ, các khoản thu khác từ hệ sinh thái TrustKeys Network 
  • Sử dụng để trả thưởng cho những người phát triển hệ thống 
  • Người giữ TRUSTK có quyền bỏ phiếu cho sự phát triển của hệ sinh thái, và có quyền mua các dự án tiềm năng với giá ưu đãi hơn, sớm hơn. 
  • Sử dụng để trả lãi cho Liquidity Provider, staking… 
  • Sử dụng thanh toán các dịch vụ tiện ích tiêu dùng do các đối tác của TrustKeys Network tích hợp và phát triển trên nền tảng One-Stop TKBlockchain (trong tương lai). 
  • Sử dụng để trả phí quảng cáo trên ứng dụng chat, mạng xã hội Blockchain TrustKeys…

Cách kiếm và sở hữu TRUSTK 

  • Mua trực tiếp trên sàn giao dịch TrustKeys Exchange. 
  • Mua IDO trên sàn phi tập trung DEX (dự kiên tháng 10/2021). 
  • Nhận Airdrop khi theo dõi các sự kiện do TrustKeys tổ chức cho người đã cài đặt ứng dụng TrustKeys 
  • Tham gia tiếp thị liên kết để phát triển cộng đồng TrustKeys Network để nhận thưởng.

Lữu trữ vào giao dịch TRUSTK 

  • Các bạn có thể lưu trữ TRUSTK ngay trong ví trong cùng ứng dụng. 
  • TRUSTK hiện đang được giao dịch trên sàn giao dịch Trustkeys, và dự kiến sẽ list các sàn lớn Binance, Houbi, Bittrex.. (sẽ cập nhật). 

Lộ trình phát triển hệ sinh thái TrustKeys Network

Đội ngũ dữ án, nhà đầu tư và đối tác

TrustKeys Network là một hệ sinh thái được xây dựng bởi những chuyên gia người Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khoa học máy tính và xây dựng các mô hình kinh doanh, mạng xã hội thành công. 

Bạn có thể xem đầy đủ thông tin tại mục 6 Whitepaper tại link:

https://docsend.com/view/qe5zhxggaju3vs8x

Mọi thắc mắc của bạn có thể được giải đáp nhanh tại các trang cộng đồng của TrustKeys Network theo các thông tin dưới đây:

Website | Telegram Global | Telegram Vietnam | Twitter | Youtube

Dislcaimer: Đây là bài thông cáo báo chí, không phải lời khuyên đầu tư. Các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi hành động, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư của bạn.

Những người đăng ký mới có nhập mã “vitexcapital” sẽ có cơ hội nhận airdrop trong tương lai.

Nguồn: sưu tầm

 

DareNFT – Kẻ mở đường cho NFT 2.0

Nếu như 2020 là bước dạo đầu của Defi, thì 2021 đánh dấu sự lên ngôi của NFT, từ lĩnh vực game cho tới các tài sản số sưu tầm. 

Các giao thức DeFi đã tạo nên một kỳ pump đáng nhớ cho toàn thị trường Crypto từ giữa năm 2020 với những số liệu cực kỳ ấn tượng:

TVL toàn thị trường tăng hơn 170 lần từ tháng 06/2020 với hơn 1 tỷ USD cho đến nay đã vượt mốc 177 tỷ USD. (nguồn: Defi Llama)

Nếu như trong năm 2020, các sàn DEX thống lĩnh khắp mặt trận crypto, thì sang năm 2021, tình thế đã khác. Opensea và Axie Infinity nhanh chóng trở thành những cái tên hot nhất, đi đầu cho xu hướng NFT. Doanh thu tăng chóng mặt, có lúc Axie Infinity vượt mặt cả những sàn DEX nổi tiếng như Sushiswap, Uniswap… trở thành một tựa game có doanh thu đứng đầu thị trường tiền số. Còn Opensea thì liên tục được nhắc tới với những màn gọi vốn lên tới hàng trăm triệu USD – trở thành chợ NFT hàng đầu thế giới. 

Bắt nhịp xu hướng, các sàn tập trung như Binance, Kucoin, Gate.io, FTX… cũng không chịu đứng ngoài cuộc đua khi cho ra mắt sàn giao dịch NFT và liên tục chạy các chiến dịch quảng cáo. Có thể thấy, NFT đang dần trở thành một từ khoá quen thuộc trên các nền tảng mạng xã hội (đặc biệt là Twitter và Tiktok). Nắm bắt điều này, DareNFT – một dự án của người Việt – đã tạo ra những giải pháp độc đáo dành cho NFT. Thậm chí, họ muốn mở đường cho một định nghĩa mới mang tên: NFT 2.0.

CryptoPunk – một trong những bộ sưu tập NFT hot nhất trên Opensea

Những hạn chế của NFT 1.0 

Đầu tiên, chúng ta sẽ nhìn nhận lại một số bất cập đối với các loại tài sản NFT hiện tại (NFT 1.0) 

  • Mối quan hệ lợi ích giữa các tài sản gốc và tài sản phái sinh không được đảm bảo. VD: một bài hát gốc là một NFT, chủ sở hữu không có nhiều lựa chọn mang lại lợi ích tối ưu cho nó ngoài việc bán đi NFT đó. Sẽ ra sao nếu họ có thêm lựa chọn, ít nhất là cho thuê để làm remix? Ở đây bài hát gốc là một tài sản gốc, bài hát remix là một tài sản phái sinh. 
  • Thực tế, các tài sản NFT có thể coi như một sản phẩm hoàn chỉnh và nó có thể không hoàn thành bởi một cá nhân hay tổ chức. Một sản phẩm hoàn chỉnh thường là kết quả của một quy trình và sự kết hợp của nhiều sản phẩm khác do đó nó có thể không phải sở hữu bởi một người. 
  • Tính thanh khoản của các tài sản này về mặt bằng chung là khá thấp, điều đó mang đến rủi ro cho các chủ sở hữu. 

Nhìn nhận một cách tổng quan, các vấn đề này tạo thành một chuỗi liên kết từ khâu sản xuất một NFT, niêm yết NFT và cuối cùng là phân phối NFT. Việc giải quyết được trọn vẹn thực sự sẽ mang lại phần thưởng xứng đáng nhưng thử thách cũng không hề ít. Ở bước nhìn nhận ban đầu của tôi với dự án, DareNFT thực sự là một dự án tham vọng. 

Tiềm năng thị trường 

DareNFT là một giao thức nhắm vào giải quyết vấn đề về mối quan hệ lợi ích giữa các đối tác tham gia vào nền tảng, các chủ sở hữu tài sản nên nó sẽ không hướng vào một ngành cụ thể nào mà sẽ là hướng vào đa ngành: từ game, âm nhạc, họa sĩ, sách, phim ảnh, video… Đối tác tiềm năng của dự án cũng sẽ là: 

  • Các nhà phát hành game, chủ sở hữu vật phẩm trong game. 
  • Các nhà phát triển nội dung video, phim ảnh. 
  • Các họa sĩ/nhạc sĩ. 

Việc mang lại giá trị cho đa dạng các đối tác cũng mang lại thêm cho dự án đa dạng dòng doanh thu, giảm thiểu bớt rủi ro của việc dồn trứng vào một rổ.

Chiến lược tiếp cận 

Tham vọng lớn lao nhưng chiến lược tiếp cận hợp lý với một sản phẩm chất lượng thì vấn rất đáng mong chờ. 

Không thể phủ nhận sức nóng của trào lưu GameFi mà Aavegotchi và Axie Infinity hay gần đây nhất là Thetan Arena và Defi Warrior đã tạo ra do đó việc tận dụng thời thế và ra mắt sản phẩm chất lượng là một chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường rất hay. 

Sản phẩm đầu tiên của dự án là DarePlay, một nền tảng GameFi, bệ phóng cho các game truyền thống muốn tham gia vào thị trường Game Blockchain, một nền tảng phục vụ cho các hoạt động Rent to Earn và Lease to Earn. 

Ở góc độ kinh tế nếu hoạt động mua bán chỉ tạo nên một dòng doanh thu thì với hoạt động Thuê và Cho Thuê, ta sẽ có ít nhất là hai dòng doanh thu cho sản phẩm. Và nếu nhìn vào doanh thu của Opensea và Axie Infinity như trên, tôi thực sự có hy vọng vào DarePlay.

Khách hàng mục tiêu 

Là một nền tảng GameFi, do đó khách hàng mục tiêu của DarePlay chính là các studio game truyền thống, có định hướng Crypto hóa với dịch vụ trọn gói như sau: 

  • Điều chỉnh và cải thiện Gameplay cho phù hợp với việc tích hợp Blockchain, tích hợp DeFi. 
  • NFT hóa các tài sản ingame, xây dựng mô hình Tokenomics ingame. 
  • Cung cấp nền tảng marketplace, có hỗ trợ các tính năng để tăng thanh khoản cho các tài sản ingame. 
  • Hỗ trợ Initial Game Offering (IGO) trên các nền tảng Blockchain phổ biến hiện nay như Ethereum, BSC, Polygon, Solana, Polkadot…

Tại sao đối tác và khách hàng nên chọn DareNFT? 

Những lợi thế cạnh tranh của dự án: 

  • Các đối tác là chủ sở hữu tài sản có thể nhận được một phần tiền bản quyền từ các tài sản phái sinh. 
  • Tự động hóa trong việc xác minh và cấp phép cho các tài sản phái sinh. Hỗ trợ mô hình đồng sở hữu. 
  • Hỗ trợ dịch vụ Thuê và Cho Thuê đa chuỗi, từ đó tăng tính thanh khoản, tăng doanh thu cho chủ sở hữu tài sản. 
  • Và đặc biệt, tất cả các dịch vụ đều được theo dõi và quản lý thông qua smart contract. 

Minh bạch, thuận tiện và không phải nơm nớp lo vụ sao kê. Một cách tổng quan, lợi thế của dự án so với các đối thủ cùng phân khúc được thể hiện trong bảng dưới:

(Nguồn: Blackreport)

Roadmap

Token Metric

Name:DNFT
Blockchain:Binance Smart Chain (BSC)
Type:BEP 20
Total supply:100B

Token Distribution

Dự án có 3 tầng giao thức: 

  • Tầng 1: Lớp nền tảng 
  • Tầng 2: Dịch vụ NFT 2.0 dành cho các đối tác 
  • Tầng 3: Bootstrap Product 

DNFT là token quản trị được thiết kế để vận hành cả ba tầng giao thức với các chức năng khác như quản lí phí giao dịch, tham gia IGO…

Core Team

DareNFT sẽ làm gì để có thể đón đầu xu hướng NFT đang hình thành, mọi người có thể tìm hiểu thêm về dự án

DareNFT tại các trang thông tin chính thống đính kèm bên dưới:

Website | Telegram Group | Telegram Channel | Twitter | Medium

Nguồn: Sưu tầm

Vitex Capital to invest in DareNFT in the Strategic Round to support the vision of NFT 2.0

At DareNFT, we appreciate all investment and contribution, which show a genuine interest and trust in our vision and business philosophy. Today, we are thrilled to announce that we have received the generous investment from Vitex Capital, a venture capital funding group, specifically investing in technology projects, assisting startups not only in Vietnam but all over Asia. We took our pride in this collaboration and can’t help ourselves to announce it today.

Vitex Capital considered DareNFT a pioneer project in building the NFT2.0 platform which for the first time allows rental & subscription model; DareNFT has also proved to be a long-term potential project, and they decided to give financial support to the DareNFT project at our early stages, taking part in mentoring, and assisting DareNFT in connecting with strategic partners. This collaboration has benefited DareNFT in various ways. Not only invested in the project but Vitex Capital also introduced DareNFT to its wide networks of strategic partners, creating opportunities for DareNFT to raise both capital and project awareness.


Vitex Capital is one of the remarkable venture capital funds taking interest in innovative technologies. Thanks to the collaboration with Vitex Capital, DareNFT will have a chance to be in the loop with leading startup projects and meet up with potential partners who are capable of giving both technical and advisory support for DareNFT’s growth. In the future, to achieve our vision of going global and reaching millions of customers, DareNFT would lean towards the network with Vitex Capital as a source of unwaving support to break the new ground of blockchain technology.


Duke Nguyen, CEO of DareNFT, shared his view on the newest partnership of DareNFT: “Vitex Captital with great insight in investment and strong ability to mentor many Asian tech-startups develop their projects successfully, guiding them in various aspects ranging from strategic planning, fundraising to marketing. We also expect to receive the same supportive collaboration from Vitex Capital and build a strategic partnership with Vitex Capital to launch fundraising campaigns and together draw long-term development strategies. Having Vitex Capital as a strategic partner is a foundation for us to thrive. DareNFT will be assured that we have Vitex Capital to consult, to ask advice and to be supported inside out, throughout our current forming phase and even after that, when we develop and sustain our business. We believe tightening the relationship between DareNFT and Vitex Capital is an essential part, contributing to the success of our project in the future. Looking forward to working closer with Vitex Capital!


In the meantime, Vitex Capital’s Chairman, Tony Mai, commented “We’re more than happy to find out the potential of DareNFT and have wisely invested in its future. We saw DareNFT as a very promising project since it applied a revolutionized platform as NFT2.0, using a rental and subscription business model in building a decentralized platform. What attracts us most about this project is its long-term potential; it is using blockchain technology, an innovative technology, in developing its ecosystem and services. We would love to support DareNFT not only financially but technically, by mentoring, advising and facilitating the project in implementing its business idea. We would love to bring all our expertise in the marketplace to guide the DareNFT team, helping them reach its full potential and create the desired revolution as their vision pointed out. Think big, act small. In each and every step leading to their official operation of DareNFT in the market, there would be Vitex Capital standing along to encourage and embrace even the obstacles and hiccups along the way. We believe in DareNFT as much as the power of blockchain technology. All of them are invented to stay and to continuously thrive no matter what.

About Vitex Capital

Vitex Capital is a remarkable venture capital funding group, specifically investing in technology projects, assisting startups not only in Vietnam but all over Asia. Vitex Capital expects future benefits as an investment in the form of a positive return. The return may consist of capital gain and/or investment income, including dividends, interest, rental income etc.
Website: https://vitex.capital/

About DareNFT

DareNFT is the world’s first platform for ‘NFT 2.0 for Internet content’ — derivative content NFT. We revolutionize the NFT sector with the definition of NFT 2.0 in which rental and subscription models are applied in NFTs. With DareNFT platform, a song, a book, or a painting can be all tokenized in the form of NFTs and the right of using them for the purpose of remixing, translating, or reproducing respectively can be shared from creators to renters and subscribers. DareNFT is a fair platform that will protect intellectual rights of NFTs while allowing for a using right sharing and revenue stream sharing model among all stakeholders.

Scroll to top