DareNFT – Kẻ mở đường cho NFT 2.0

Nếu như 2020 là bước dạo đầu của Defi, thì 2021 đánh dấu sự lên ngôi của NFT, từ lĩnh vực game cho tới các tài sản số sưu tầm. 

Các giao thức DeFi đã tạo nên một kỳ pump đáng nhớ cho toàn thị trường Crypto từ giữa năm 2020 với những số liệu cực kỳ ấn tượng:

TVL toàn thị trường tăng hơn 170 lần từ tháng 06/2020 với hơn 1 tỷ USD cho đến nay đã vượt mốc 177 tỷ USD. (nguồn: Defi Llama)

Nếu như trong năm 2020, các sàn DEX thống lĩnh khắp mặt trận crypto, thì sang năm 2021, tình thế đã khác. Opensea và Axie Infinity nhanh chóng trở thành những cái tên hot nhất, đi đầu cho xu hướng NFT. Doanh thu tăng chóng mặt, có lúc Axie Infinity vượt mặt cả những sàn DEX nổi tiếng như Sushiswap, Uniswap… trở thành một tựa game có doanh thu đứng đầu thị trường tiền số. Còn Opensea thì liên tục được nhắc tới với những màn gọi vốn lên tới hàng trăm triệu USD – trở thành chợ NFT hàng đầu thế giới. 

Bắt nhịp xu hướng, các sàn tập trung như Binance, Kucoin, Gate.io, FTX… cũng không chịu đứng ngoài cuộc đua khi cho ra mắt sàn giao dịch NFT và liên tục chạy các chiến dịch quảng cáo. Có thể thấy, NFT đang dần trở thành một từ khoá quen thuộc trên các nền tảng mạng xã hội (đặc biệt là Twitter và Tiktok). Nắm bắt điều này, DareNFT – một dự án của người Việt – đã tạo ra những giải pháp độc đáo dành cho NFT. Thậm chí, họ muốn mở đường cho một định nghĩa mới mang tên: NFT 2.0.

CryptoPunk – một trong những bộ sưu tập NFT hot nhất trên Opensea

Những hạn chế của NFT 1.0 

Đầu tiên, chúng ta sẽ nhìn nhận lại một số bất cập đối với các loại tài sản NFT hiện tại (NFT 1.0) 

  • Mối quan hệ lợi ích giữa các tài sản gốc và tài sản phái sinh không được đảm bảo. VD: một bài hát gốc là một NFT, chủ sở hữu không có nhiều lựa chọn mang lại lợi ích tối ưu cho nó ngoài việc bán đi NFT đó. Sẽ ra sao nếu họ có thêm lựa chọn, ít nhất là cho thuê để làm remix? Ở đây bài hát gốc là một tài sản gốc, bài hát remix là một tài sản phái sinh. 
  • Thực tế, các tài sản NFT có thể coi như một sản phẩm hoàn chỉnh và nó có thể không hoàn thành bởi một cá nhân hay tổ chức. Một sản phẩm hoàn chỉnh thường là kết quả của một quy trình và sự kết hợp của nhiều sản phẩm khác do đó nó có thể không phải sở hữu bởi một người. 
  • Tính thanh khoản của các tài sản này về mặt bằng chung là khá thấp, điều đó mang đến rủi ro cho các chủ sở hữu. 

Nhìn nhận một cách tổng quan, các vấn đề này tạo thành một chuỗi liên kết từ khâu sản xuất một NFT, niêm yết NFT và cuối cùng là phân phối NFT. Việc giải quyết được trọn vẹn thực sự sẽ mang lại phần thưởng xứng đáng nhưng thử thách cũng không hề ít. Ở bước nhìn nhận ban đầu của tôi với dự án, DareNFT thực sự là một dự án tham vọng. 

Tiềm năng thị trường 

DareNFT là một giao thức nhắm vào giải quyết vấn đề về mối quan hệ lợi ích giữa các đối tác tham gia vào nền tảng, các chủ sở hữu tài sản nên nó sẽ không hướng vào một ngành cụ thể nào mà sẽ là hướng vào đa ngành: từ game, âm nhạc, họa sĩ, sách, phim ảnh, video… Đối tác tiềm năng của dự án cũng sẽ là: 

  • Các nhà phát hành game, chủ sở hữu vật phẩm trong game. 
  • Các nhà phát triển nội dung video, phim ảnh. 
  • Các họa sĩ/nhạc sĩ. 

Việc mang lại giá trị cho đa dạng các đối tác cũng mang lại thêm cho dự án đa dạng dòng doanh thu, giảm thiểu bớt rủi ro của việc dồn trứng vào một rổ.

Chiến lược tiếp cận 

Tham vọng lớn lao nhưng chiến lược tiếp cận hợp lý với một sản phẩm chất lượng thì vấn rất đáng mong chờ. 

Không thể phủ nhận sức nóng của trào lưu GameFi mà Aavegotchi và Axie Infinity hay gần đây nhất là Thetan Arena và Defi Warrior đã tạo ra do đó việc tận dụng thời thế và ra mắt sản phẩm chất lượng là một chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường rất hay. 

Sản phẩm đầu tiên của dự án là DarePlay, một nền tảng GameFi, bệ phóng cho các game truyền thống muốn tham gia vào thị trường Game Blockchain, một nền tảng phục vụ cho các hoạt động Rent to Earn và Lease to Earn. 

Ở góc độ kinh tế nếu hoạt động mua bán chỉ tạo nên một dòng doanh thu thì với hoạt động Thuê và Cho Thuê, ta sẽ có ít nhất là hai dòng doanh thu cho sản phẩm. Và nếu nhìn vào doanh thu của Opensea và Axie Infinity như trên, tôi thực sự có hy vọng vào DarePlay.

Khách hàng mục tiêu 

Là một nền tảng GameFi, do đó khách hàng mục tiêu của DarePlay chính là các studio game truyền thống, có định hướng Crypto hóa với dịch vụ trọn gói như sau: 

  • Điều chỉnh và cải thiện Gameplay cho phù hợp với việc tích hợp Blockchain, tích hợp DeFi. 
  • NFT hóa các tài sản ingame, xây dựng mô hình Tokenomics ingame. 
  • Cung cấp nền tảng marketplace, có hỗ trợ các tính năng để tăng thanh khoản cho các tài sản ingame. 
  • Hỗ trợ Initial Game Offering (IGO) trên các nền tảng Blockchain phổ biến hiện nay như Ethereum, BSC, Polygon, Solana, Polkadot…

Tại sao đối tác và khách hàng nên chọn DareNFT? 

Những lợi thế cạnh tranh của dự án: 

  • Các đối tác là chủ sở hữu tài sản có thể nhận được một phần tiền bản quyền từ các tài sản phái sinh. 
  • Tự động hóa trong việc xác minh và cấp phép cho các tài sản phái sinh. Hỗ trợ mô hình đồng sở hữu. 
  • Hỗ trợ dịch vụ Thuê và Cho Thuê đa chuỗi, từ đó tăng tính thanh khoản, tăng doanh thu cho chủ sở hữu tài sản. 
  • Và đặc biệt, tất cả các dịch vụ đều được theo dõi và quản lý thông qua smart contract. 

Minh bạch, thuận tiện và không phải nơm nớp lo vụ sao kê. Một cách tổng quan, lợi thế của dự án so với các đối thủ cùng phân khúc được thể hiện trong bảng dưới:

(Nguồn: Blackreport)

Roadmap

Token Metric

Name:DNFT
Blockchain:Binance Smart Chain (BSC)
Type:BEP 20
Total supply:100B

Token Distribution

Dự án có 3 tầng giao thức: 

  • Tầng 1: Lớp nền tảng 
  • Tầng 2: Dịch vụ NFT 2.0 dành cho các đối tác 
  • Tầng 3: Bootstrap Product 

DNFT là token quản trị được thiết kế để vận hành cả ba tầng giao thức với các chức năng khác như quản lí phí giao dịch, tham gia IGO…

Core Team

DareNFT sẽ làm gì để có thể đón đầu xu hướng NFT đang hình thành, mọi người có thể tìm hiểu thêm về dự án

DareNFT tại các trang thông tin chính thống đính kèm bên dưới:

Website | Telegram Group | Telegram Channel | Twitter | Medium

Nguồn: Sưu tầm

Scroll to top