Khi game Axie Infinity, một trong những dự án game blockchain nổi bật do người Việt sáng lập, với đồng tiền mã hóa AXS của dự án này có thời điểm giá trị vốn hóa lên tới hơn 8 tỷ USD và trở thành game NFT đắt giá nhất mọi thời đại, thì một trào lưu game thế hệ mới – game dựa trên nền tảng công nghệ blockchain – trong “miếng bánh” tỷ đô dường như bắt đầu định hình và sôi động tại Việt Nam.
Game NFT đang bùng nổ như một xu hướng mới và tạo thành một làn sóng trên thị trường game hiện nay. Game được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain có token hoá tài sản trong game, cho phép người chơi thu thập các vật phẩm dưới dạng non-fungible token (NFT). Ngoài tính chất giải trí, loại game này còn cho phép người chơi kiếm tiền (play-to-earn), được chuyển đổi các vật phẩm trong game thành tài sản có thể giao dịch bất cứ lúc nào.
Theo báo cáo của trang Economic Time, vốn hóa thị trường của NFT trên toàn cầu là 11,72 tỷ USD. Theo nguồn DappRadar, tổng giá trị giao dịch NFT trên các nền tảng blockchain tăng mạnh, đạt 1,23 tỷ USD và 1,24 tỷ USD vào quý 1 và 2 năm 2021. Theo messati.io, tổng giá trị vốn hoá của NFT game đạt 7,63 tỷ USD năm 2021, tăng đột biến 2.300% so với 2017.
Thị trường game NFT Việt Nam bắt đầu sôi động từ tháng 4/2021, được dự đoán đang bùng nổ và sẽ tiếp tục phát triển. Nhiều game NFT ra đời một thời gian đã có sự thay đổi về số lượng (được nhân rộng và gây được sự chú ý từ cộng đồng) và chất lượng (nhiều game NFT đã có hình ảnh và đồ họa được cải tiến công phu).
Một trong những game NFT do người Việt sáng lập nổi tiếng nhất hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, là game Axie Infinity. Axie Infinity được phát triển bởi Sky Mavis, được thành lập vào năm 2018 bởi ba người Việt và hai người nước ngoài. Công ty khởi nghiệp game blockchain Việt này đã huy động được 7,5 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A từ tỷ phú nổi tiếng người Mỹ Mark Cuban và một số nhà đầu tư hồi tháng 5/2021. Đặc biệt, sau vòng gọi vốn thành công trên, cùng “sức nóng” của Axie Infinity, đầu tháng 10 mới đây, công ty của game NFT này tiếp tục huy động được 152 triệu USD trong vòng gọi vốn series B.
Cùng thời điểm này, đầu tháng 10, đồng tiền số AXS của Axie Infinity lập đỉnh mới với giá trị vốn hóa đạt hơn 8 tỷ USD. Trước đó, đầu tháng 7, AXS lần đầu cán mốc 1 tỷ USD và cũng là đồng tiền số (AXS) đầu tiên do người Việt phát triển đạt cột mốc này.
Ngoài Axie Infinity, trong nước, một tựa game NFT khác là game HeroVerse (Vũ trụ anh hùng) – một dự án Game NFT Việt Nam (tháng 9) cũng gọi vốn thành công 1,7 triệu USD từ các quỹ đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain và NFT như DaoMaker; x21; AU21 Capital; Raptor Capital, IceTea Labs…
“Làn sóng” phát triển game NFT tại Việt Nam có thể do tác động của dịch Covid-19 khiến xu hướng làm việc tại nhà tăng mạnh, từ đó việc chơi game, tìm kiếm mô hình game mới đã kéo theo sự tăng trưởng đột phá của dòng game NFT. Với lợi thế về lối chơi mới, tạo điều kiện để người chơi thu lợi nhuận cao, game NFT trở thành lựa chọn hàng đầu của các game thủ hiện nay.
Việt Nam đang hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp game, đặc biệt là game thế hệ mới NFT. Theo thống kê của App Annie, trong 68 triệu người dùng di động tại Việt Nam, có khoảng 57% chơi game. Thời gian trung bình hàng ngày cho game của họ lên tới 3,9 tiếng, nhiều hơn 10% so với người Mỹ. Việt Nam đứng thứ hai tại Đông Nam Á về thị phần tải game trên các ứng dụng mobile, 22% sau Indonesia (38%). Số lượt tải game tại thị trường game Việt Nam tăng trưởng 10%, chi tiêu của người dùng trong game tăng 50% trong năm 2020.
Năm 2021 thế giới có gần 3 tỷ người chơi game, tăng 5,3% so với năm 2020. Doanh số thị trường game ước tính chạm ngưỡng 175,8 tỷ USD năm 2021 và 218,7 tỷ USD năm 2024 (thống kê của Newszoo). Và Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng về phát triển game. Trong Top 10 nhà xuất bản game mobile, giữa các quốc gia Đông Nam Á, Australia và New Zealand, Việt Nam có 5 nhà phát hành game lọt vào danh sách, gồm Amanotes, OneSoft, Gamejam, VNG, Arrasol.
Lấy ví dụ từ trường hợp Axie Infinity, bà Lyn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance Việt Nam, cho rằng ngành công nghiệp game là ngành mới nhất bị “phá vỡ” bởi công nghệ blockchain, khi mà game kết hợp blockchain này của Việt Nam (Axie Infinity) đã trở thành một hiện tượng công nghệ toàn cầu, thu hút hàng trăm nghìn game thủ từ khắp nơi trên thế giới. “Blockchain, đặc biệt là NFT, đã mở ra các mô hình kinh doanh mới và nguồn doanh thu mới cho ngành công nghiệp game. Các công ty game Việt Nam nên tận dụng để vươn ra toàn cầu”, bà Lyn Hoàng nói.
Theo các chuyên gia trong ngành, tiềm năng của các dự án Việt trong lĩnh vực game NFT là rất lớn. Thậm chí, do đây là lĩnh vực mới nên không không có sự phân biệt quá nhiều giữa các nước lớn về công nghệ như Mỹ, Trung Quốc… Bởi vậy, nếu có ý tưởng và đội ngũ phù hợp, dự án game NFT của các start-up có thể nhận đầu tư và cố vấn từ chuyên gia blockchain, và hoàn toàn có cơ hội để trở thành những dự án tỷ USD.
Giới trong ngành cho rằng thuận lợi của Việt Nam là có lực lượng kỹ sư dồi dào, với kỹ thuật tốt và chuyên cần, tuy nhiên phần lớn đội ngũ này lại yếu về tầm nhìn, năng lực quản lý cũng như khả năng kết nối các nguồn lực quốc tế. Do vậy, theo các chuyên gia, nếu được bổ sung các yếu tố này, kết hợp với việc được đầu tư tài chính, sự hỗ trợ của cộng đồng, các dự án game NFT sẽ được đẩy lên tầm cao hơn và phát triển bền vững.
Việt Nam có thuận lợi trong việc phát triển thị trường NFT game như đội ngũ lập trình, kỹ sư dồi dào, chuyên cần và kỹ thuật tốt, nhưng theo ông, trong nước hiện vẫn chưa có những game NFT bom tấn (đầu tư từ 10 triệu USD trở nên). Cộng đồng quốc tế thường đánh giá tốt những dự án game NFT của Việt Nam như Axie Infinity, HeroVerse vì nhiều studio game Việt Nam có thể làm nên chất lượng thế giới. Tuy vậy, cộng đồng Việt Nam thì không chuộng dự án game NFT trong nước.
Ngoài ra, quy mô thị trường NFT game vẫn nhỏ so với thị trường game truyền thống. Hiện nay người chơi NFT game chủ yếu xuất phát từ các nước châu Á như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ… Game truyền thống có thời gian phát triển lâu hơn nên phủ rộng hơn trên thế giới.
Lợi thế và cũng là điểm khác biệt của game NFT là mục đích và quy mô người chơi. Hiện nay mục đích của đa số người chơi game NFT là để kiếm tiền (play-to-earn) và giao dịch tiền mã hóa, còn người chơi game truyền thống với mục đích tìm kiếm niềm vui. Đặc biệt, doanh thu của game NFT chủ yếu dựa trên việc bán token nhiều hơn là việc thu tiền từ người chơi như game truyền thống. Mặt khác, game NFT có thể gọi vốn dễ dàng và nhanh hơn từ nhà đầu tư (bởi đang là xu hướng và tiềm năng nhanh chóng thu lại lợi nhuận), còn đối với game truyền thống, nhà phát hành thường tự bỏ vốn để làm.
Trong tương lai, NFT game ứng dụng công nghệ blockchain tiếp tục cung cấp những cải tiến đáng kể cho người chơi và nhà phát hành, đặc biệt là tính phân quyền, tính minh bạch và khả năng tương tác trong game. Người chơi có thể trở thành người dùng blockchain mới tiềm năng khi các vật phẩm thu được trong trò chơi được chuyển thành NFT. Ngoài thế giới ảo của game, các tài sản ở thế giới thực như bất động sản, tác phẩm nghệ thuật cũng có thể được mã hóa và giao dịch trên blockchain.
Chính vì thế, theo các chuyên gia, dù quy mô thị trường của game NFT vẫn còn khá nhỏ (vì mới bắt đầu) nhưng loại game này được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi mới, cải tiến mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và giao diện người chơi trong game nói chung. Ngoài những lợi ích mà NFT game mang lại, người chơi cần chú ý tới một số vấn đề. Vì NFT có giá trị nội tại, nguy cơ được sử dụng làm tài sản đầu cơ. Điều này có thể thúc đẩy người chơi mua tài sản trong game với hy vọng bán chúng để thu lợi nhuận trong tương lai thay vì sử dụng tài sản trong hệ sinh thái trò chơi như dự định.
Theo Vneconomy
Khi nhắc đến hoạt động đầu tư, không thể không nhắc đến khái niệm giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác định được chính xác giá trị của một công ty là điều không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp.
Đây là một trong những phương pháp định giá truyền thống giúp phản ánh thực tế doanh nghiệp tại một thời điểm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn tồn tại nhiều hạn chế.
Giá của vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, thực hiện dễ dàng. Thông thường các thông số về tài sản và nợ đã có sẵn trên các báo cáo tài chính. Do đó, việc tính toán sẽ tương đối dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nguồn lực phức tạp.
Nhược điểm:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp khá hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận khá phức tạp đòi hỏi nhiều chuyên môn cũng như dữ liệu đầu vào. Dưới đây là thông tin cụ thể:
DCF = CF1/(1+r)^1+ CF2/(1+r)^2+ …+ CFn/(1+r)^n
Trong đó:
Đối tượng áp dụng: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên chiết khấu dòng tiền thường được áp dụng đối với các các doanh nghiệp có tình hình tài chính tương đối tốt, có khả năng thanh toán nợ cao, tính thanh khoản cao, nguồn vốn lớn và có khả năng kinh doanh để tạo ra lợi nhuận bù đắp hết các loại chi phí.
Ưu điểm: Giúp đánh giá được cả giá trị trong hiện tại và giá trị tương lai của công ty. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mà giá trị tiềm năng được tạo ra trong tương lai, các doanh nghiệp mới như startup hoặc các doanh nghiệp không có nhiều tài sản cố định như công ty công nghệ.
Nhược điểm:
Chắc hẳn các nhà đầu tư chứng khoán rất quen thuộc với khái niệm P/E. Đây chính là cách tiếp cận giúp xác định được giá trị của doanh nghiệp dưới góc độ thực tế thị trường. Dưới đây là thông tin cụ thể:
Định nghĩa: Phương pháp P/E (hay giá trị thị trường trên thu nhập) là tỷ số để xác định giá trị của một doanh nghiệp, dựa vào mối tương quan giữa giá trị thị trường của của cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế của công ty. Bản chất phương pháp này là so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành trên thị trường để tìm ra giá trị phù hợp nhất.
P/E = Giá một cổ phiếu/ thu nhập trên một cổ phiếu
hoặc
P/E = Tổng giá trị vốn hóa thị trường/ Tổng thu nhập ròng
Đối tượng áp dụng: Để áp dụng phương pháp này cần có cơ sở so sánh (là các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc sàn UPCom).
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như tầm nhìn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi tiến hành định giá:
Trên đây là tổng quan thông tin về phương pháp định giá doanh nghiệp. Trong thực tế việc xác định giá trị của một công ty thường diễn ra khá phức tạp và đòi hỏi cần có thời gian để tìm hiểu và đánh giá. Định giá không đơn giản chỉ là tính toán ra những con số, định giá là một nghệ thuật cần có sự đầu tư!